Thư viện thông tin
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
Thư viện thông tin

Xem miễn phí hàng ngàn tài liệu học tập chọn lọc, phục vụ cho HS, SV và người đi làm.


You are not connected. Please login or register

Ngẫm Tết nay, nhớ Tết xưa

View previous topic View next topic Go down  Message [Page 1 of 1]

1Ngẫm Tết nay, nhớ Tết xưa Empty Ngẫm Tết nay, nhớ Tết xưa Wed Feb 08, 2017 8:05 pm

thangtcq

thangtcq

Thành viên
Thành viên
Tôi thích Tết trong đôi mắt trẻ thơ. Chúng không biết đến những lo toan, những bon chen, những tính toán, sắp đặt.

Chúng không đến với Tết như một chỗ trốn trong trò chốn tìm mà người đi tìm, không phải chỉ một. Chúng đến với Tết như những người bạn thân thiết, đáng yêu, đầy tin cậy. Chúng chào đón Tết như một ông khách vui tính, hiểu chúng, và cho chúng thật nhiều những thứ chúng thích. Với trẻ con, Tết trong sáng, cũng đáng yêu, cũng thân thuộc. Với trẻ con, Tết đơn thuần chỉ là cha, là mẹ, là ông bà, là cô bác xung quanh một chiếc bàn dài, cùng nhau nói cười vui vẻ với ánh mắt hướng về nhau thật trìu mến. Nói cách khác, Tết trong mắt trẻ thơ là những người thân yêu có mặt để tạo nên một bầu không khí rộn rã, vui tươi. Mà trẻ con, thì chỉ thích vui, thích đông người như vậy thôi! Thế mới hiểu tại sao khi còn bé xíu, chúng ta ai mà chẳng thích Tết đến xuân về là vậy..

Càng lớn, tôi càng trân trọng và hiểu hơn về giá trị của ngày Tết truyền thống dân tộc. Chỉ là khi lớn lên, trong con người ta, dường như đã rơi rớt đi nhiều thứ mà hồi bé họ đã từng làm. Đến tận bây giờ, tôi chưa thấy điều đó thật rõ trong mình, dù rằng nhiều lần tôi đã từng nghĩ đến nó, và nó cũng đã từng hiện hữu. Dẫu vậy nhưngkhi nghe thấy những đứa bạn ca cẩm: “Tết chán/ không vui/ Mất Tết!”, trong lòng tôi không khỏi buồn phiền và xót xa.

Có người nói rằng Tết bây giờ không ngon. Vì ngày xưa nghèo, chúng ta thèm thịt, giờ giàu rồi muốn ăn gì cũng có, không còn cái "thèm" đọng lại trên mỗi đầu lưỡi, cồn cào trong dạ dày nữa, nên mâm cỗ ngày Tết người ta sẽ không biết trân trọng mà thưởng thức. Điều đó theo tôi, chỉ đúng một phần. Bởi đôi khi chúng ta ăn không phải ngon mới thấy vui. Một mâm cỗ ngon hay không không chỉ nằm ở cách chế biến đồ ăn trên mâm cỗ, mà là cách chúng ta gắn kết mọi người lại với nhau. Nếu trong suốt quá trình ăn là một không khí vui vẻ, thì chất lượng món ăn cũng chỉ là thứ yếu để người ta cảm thấy mâm cỗ đó có "ngon" hay không. Ngày xưa, người ta vẫn thường cùng nhau mổ lợn, gói bánh, giã giò,... quây quần làm thành đám và đâu đã có ai chê Tết không ngon bao giờ? Bây giờ, chúng ta có thể làm được điều đó một cách dễ dàng, nhưng khi ăn, người ta vẫn chê từ đầu đến đuôi, thậm chí có người ngồi vào mâm đã không muốn ăn, nhưng rõ ràng, cái không khí bà lau lá, mẹ làm bánh, con buộc bánh rồi những câu chuyện râm ran xung quanh vài con người ấy, Tết ở ngay đấy chứ đâu!

Mất Tết? Là vì đêm giao thừa, người ta vẫn còn lượn lờ trên phố, vẫn cày game, tụ tập bạn bè chén chú chén anh... như ngày thường. Trong khi đêm giao thừa, cả nhà sum họp, bạn có thể ngồi thủ thỉ với mẹ nên mặc gì ngày mai, hay ngồi bên ba tâm sự năm qua con còn những gì chưa làm được, và dự định năm sau là gì, hoặc ngồi với những đứa em, hỏi han từng đứa học hành thế nào, có chăm chỉ phụ bố mẹ việc nhà, có gì không bằng lòng với năm rồi hay không, rồi kể những câu chuyện khi đi xa mình được trải nghiệm... Trong một không khí thoảng mùi hương trầm với tiếng nói cười vui vẻ, rộn rã, thì đấy là hương vị của Tết rồi!

Tết đối với người mất đi nhiều ý nghĩa, bởi về nhà đón Tết mà bạn thì luôn mang gương mặt như cái mâm. Về nhà không có bar với những tiếng nhạc xập xình, không cafe thâu đêm suốt sáng, không tự do tự tại để gọi cho những đứa bạn nói thật to, thậm chí là bỗ bã và luôn bị bố mẹ sai việc này việc nọ mà không có thời gian lướt Facebook.Trong khi mỗi sáng những ngày giáp Tết, chợ Tết gần nhà đông nghẹt người với hàng trăm thứ hàng hóa thì bạn đang nằm ườn trên giường, lười đặt chân xuống đất, lười nhấc mông và ngại đi. Bạn đã nướng thời gian vào việc "ngủ bù" những đêm về nhà tụ tập bè bạn bên ly rượu, và bỏ mất đi cái cảm giác giã giò, gói bánh chưng, luộc bánh, không có cảm giác thiêng liêng khi tảo mộ bởi bạn vẫn còn "gật gù" bởi chất men dư.

Tôi nhớ có ai đó đã từng nói "Tết thực sự có giá trị chỉ khi chúng ta thực sự yêu quý những phong tục cổ truyền ngày Tết". Nếu chúng ta chỉ nghĩ về Tết như một nơi trốn bình yên, như một cơ hội để thăng tiến, hay như một gánh nặng thêm khiến con người mỏi mệt thì chúng ta sẽ không bao giờ có Tết dù đang sống trong những ngày Tết. Hãy cho phép mình hóa thân thành trẻ con. Nhìn Tết bằng con mắt của màu hoa đào, cảm nhận Tết như cơn gió xuân nồng nàn, tươi mát thì Tết sẽ luôn in vết trong chúng ta những giá trị của niềm vui ở những tiếng cười không bao giờ tắt!
VĂN KHÁNH HUYỀN (Lớp 12A1 – Trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội)

View previous topic View next topic Back to top  Message [Page 1 of 1]

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum